Unique Selling Point hay lợi thế sản phẩm độc đáo hoặc khác biệt
Các bạn có thể tìm hiểu khái niệm hay định nghĩa USP ở trên internet. Nhưng ở đây mình sẽ giải thích cho các bạn theo một cách nhìn đơn giản và hiệu quả hơn. Lưu ý đây là góc nhìn từ cá nhân và đội nhóm sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực Marketing. Khuyến cáo bạn hãy nên tham khảo thêm nhiều nguồn tài liệu khác để có cái nhìn đúng đắn nhất.
USP đơn giản là một sự khác biệt của sản phẩm hoặc giá trị thương hiệu, nhưng sự khác biệt đấy phải là một lợi thế có thể tác động đến số đông, lôi kéo được nhiều khách hàng đến và chi trả nhiều hơn.
Tầm quan trọng của Unique Selling Point hay lợi thế khác biệt
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng những khác biệt rõ rệt và gắn liền với sản phẩm có thể được ghi nhớ tốt hơn bởi vì chúng được ghi nhận một cách có chủ ý. Tiếc thay. trên thực tế, nhiều chuyên gia quảng cáo lại đang quên mất giới thiệu với khách hàng tiềm năng ưu thế độc đáo về sản phẩm của mình.
Vì trong hầu hết trường hợp mua hàng, người tiêu dùng sẽ lưỡng lự trước hai hoặc nhiều các sản phẩm có cùng tính năng và không có sự khác biệt. Vì các sản phẩm chỉ biết nằm đó mà không thể tham gia vào quá trình lựa, quyết định cuối cùng. Thì khác biết sẽ giúp khách hàng làm điều đó.
Đây là một vài ví dụ của những ông lớn trong ngành thương mại điện tử mà bạn có thể đã sử dụng hoặc dễ dàng nhận diện được
1. Shoppe “ở đâu rẻ hơn shoppe hoàn tiền”
Đầu tiên mình xin kể đến Shopee. Có thể bạn đã quá quen thuộc với thương hiệu và dịch vụ của họ, nhưng không biết bạn còn nhớ câu: “ở đâu rẻ hơn shopee hoàn tiền”. Đúng rồi đó, một trong những chiến lược ban đầu của Shopee đánh vào số đông tâm lý và thói quen mua hàng của người Việt Nam là giá rẻ. Trong khi đó các đối thủ khác đang mải mê vào vấn đề khác.
Trong khoảng thời gian đó, Shoppe đã liên tục đưa ra những chiến lược truyền thông để tập trung vào một mục đích duy nhất là giới các sự tiện lợi của mua hàng online và giá rẻ nhất thị trường. Hay một ông lớn khác là Tiki lại lựa chọn giải pháp trong vấn đề giao nhận: “TikiNow – dịch vụ giao hàng nhanh trong 2h”. Đương nhiên đây vẫn chỉ là những góc nhìn quá bé nhưng cũng là những ví dụ mà bạn dễ hình dung.
2. Viettel “hãy nói theo cách của bạn”
“Viettel là tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, và có tốc độ tăng trưởng được đánh giá trong top nhanh nhất trên thế giới.“Hãy nói theo cách của bạn” chính là slogan của Viettel từ những năm đầu thành lập đến nay nhưng với những gì đã đạt được thì đây cũng được xem là USP kinh điển để đời.
Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để lựa chọn ra được USP này cũng không phải ngày một ngày hai. Chính vì họ quan tâm, lắng nghe, tôn trọng ý kiến từ khách hàng, từ đó đáp ứng với những sản phẩm, dịch vụ được cải tiến. Vì vậy mà đến nay Viettel đã có hệ sinh thái viễn thông riêng và được phần lớn người lựa chọn và sử dụng mỗi ngày.”
3. Vinfast “mãnh liệt tinh thần Việt Nam”
Chắc không cần phải bàn tán quá nhiều về tốc độ tăng trưởng của Vinfast trong thời gian gần đây nữa phải không. Với USP nhắm thẳng vào sức mạnh của dân tộc, sự yêu nước vô cùng lớn của con người Việt nam.
Nên ngay từ khi trên ý tưởng chứ chưa cần nói đến việc ra mắt, những sản phẩm của Vinfast đã được mọi người chào đón và vô cùng ủng hộ cho thương hiệu này. Đương nhiên thì cũng sẽ quyết định bở các yếu tố về giá thành, liên tục cải tiến và phí lăn bánh… Nhưng không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng khi họ lựa chọn USP này.
Sau đây là gợi ý phân tích và xây dựng USP
Theo các nhà tâm lý phân tích và kết luận rằng có 4 yếu tố căn bản ảnh hưởng đến việc ra quyết định: Trực giác, tư duy, cảm giác và lý trí. Mọi quyết định của khách hàng sẽ dựa trên 4 yếu tố này. Sau đây là một vài gợi ý để bạn có thể xây dựng USP của mình.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thị trường xem tình hình và bối cảnh hiện tại đang như thế nào, và phân tích được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai càng tốt.
- Hãy đá qua những đối thủ đang có trên thị trường xem họ đang có cái gì và không có cái gì, cũng đừng quên những đối thủ đang le lói và bắt đầu nữa nhé.
- Đừng vội đâm đầu vào mổ sẻ sản phẩm của mình ngay, hãy tìm hiểu xem khách hàng đang cần gì, nhu cầu của khách hàng chính là thị trường của bạn, và sản phẩm dịch vụ của bạn có thể đáp ứng được những gì cho khách hàng.
- Tổng hợp phân tích và tìm ra điểm khác biệt của bạn và đối thủ, hoặc bạn có thể lợi dụng và những điểm yếu hoặc điểm bỏ qua của đối thủ để xây dựng USP của mình.
- Cuối cùng hãy sáng tạo nhưng đừng bỏ qua 4 yếu tố mình đã nêu trên bao gồm: Trực giác, tư duy, cảm giác và lý trí. Khách hàng sẽ chỉ sử dụng 1 trong 4 yếu tố đó để cảm nhận USP hay thương hiệu của bạn để đưa ra quyết định tại thời điểm
Tóm lại đừng vội vội vàng vàng dốc toàn bộ ngân sách Marketing cho chạy quảng cáo, hãy thực sự hiểu được vấn đề và chỉ ra được USP của bạn cho khách hàng thấy.
Thì khi đó những chiến dịch quảng cáo mới thực sự có ý nghĩa, qua đó bạn cũng sẽ dễ dàng làm việc với các nhà quảng cáo hơn. Trong trường hợp các nhà quảng cáo hoặc team marketing của bạn bỏ quên USP thì bạn biết năng lực của họ như thế nào rồi đấy. Hãy chạy ngay đi!
Đùa thôi. Bên trên là những kinh nghiệm của mình tích lũy được từ sách vở và kinh nghiệm sau một thời gian làm nghề để bạn có thể tham khảo thêm. Nếu còn chỗ nào chưa được rõ ràng hay khó hiểu đừng ngần ngại hãy để lại phần bình luận hoặc truy cập vào nhóm #hieugroup (Hienu – Vũ trụ Marketing) để cùng phân tích và mổ sẻ nhé!
Cuối cùng xin chúc mọi người tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Các bạn có thể xem thêm các nội dung khác ở Blog, Youtube và Group của Hienu nhé. Bye và hẹn một ngày trà đá chém gió về vũ trụ Marketing.
Cảm ơn Hienu, nội dung rất hay và bổ ích
Hay quá. Cảm ơn ad nhiều nhé