Xây dựng Fanpage chuyên nghiệp – Ở thời điểm công nghệ thông tin và Internet phát triển như hiện nay, fanpage được xem là kênh tương tác quan trọng đối với những cá nhân sử dụng mạng xã hội Facebook, đặc biệt là những nhà kinh doanh. Thông qua fanpage, khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng, bên cạnh đó còn giúp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Vì vậy, để việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi hơn, hãy xây dựng và phát triển 1 Fanpage chuyên nghiệp. Tuy nhiên đối với các bạn là newbie thì để xây dựng Fanpage chuyên nghiệp và hiệu quả không hề dễ dàng chút nào, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách để xây dựng nó nhé.
I. Fanpage Facebook là gì?
Fanpage trên Facebook có thể hiểu là một landing page thu nhỏ hoặc trang web trên Facebook đóng vai trò như bộ mặt cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn.
Nó khác với một Profile Facebook cá nhân (được thiết kế cho mọi người). Trong khi Profile Facebook của bạn đại diện cho bạn như một người, thì Fanpage đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn.
Trang Fanpage chứa nhiều thông tin như thông tin liên hệ của doanh nghiệp, trang web, giờ làm việc, địa điểm và những thông tin cơ bản khác. Trang Fanpage cũng là một nền tảng tuyệt vời để đăng các bài viết, sự kiện và ảnh trên blog của bạn.
Các trang này được thiết kế để thu hút người hâm mộ dưới dạng like và theo dõi trang. Điều này có nghĩa là người hâm mộ sẽ được thông báo về các thay đổi mới cho trang Fanpage nếu bạn có bất kì bài post mới hay cập nhật mới nào.
Khác với Facebook cá nhân, Fanpage doanh nghiệp không giới hạn số người theo dõi. Nếu như Facebook cá nhân chỉ cho phép tối đa 5.000 bạn, thì với Fanpage doanh nghiệp, bạn có thể mở rộng vòng kết nối thoải mái.
Đối với nhiều công ty, trang Facebook Fanpage là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông xã hội.
II. Cách xây dựng Fanpage chuyên nghiệp
1. Xác định rõ mục đích tạo fanpage
Bạn muốn thu thập ý kiến của người dùng, muốn phát triển thương hiệu, tối đa hóa lợi ích cho nhãn hàng,… Một khi đã xác định rõ những vấn đề này sẽ giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch chăm sóc cho page sau này. Có định hướng sẵn về cách xây dựng trang fanpage hiệu quả sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Mục đích cần xây dựng fanpage chính là phát huy tối đa những thông tin về thương hiệu, mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang tập trung phát triển, truyền tải rộng rãi tới người dùng. Xác định rõ mục tiêu lập page giúp bạn dễ dàng có được những kế hoạch cụ thể.
Tùy thuộc vào từng đặc điểm mà fanpage của bạn có thể là:
– Kênh truyền thông hỗ trợ bạn trong quá trình quảng bá thương hiệu rộng rãi. Ngoài ra, tạo fanpage Facebook còn giúp bạn dễ dàng gửi thông điệp của sản phẩm đến khách hàng, mang tính thuyết phục và chính xác cao.
– Kênh thăm dò ý kiến và nhận những đóng góp, phản hồi của khách hàng.
– Là công cụ giúp bạn xây dựng nên mối quan hệ với khách hàng bền chặt hơn. Thông qua tương tác và trao đổi trò chuyện thường xuyên sẽ giúp khách hàng nhớ đến bạn nhiều hơn.
– Kênh chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất. Đây là phương pháp giúp bạn tăng lượng khách hàng tiềm năng mạnh mẽ. Nếu khách hàng tin tưởng và có lòng tin vào sản phẩm, dịch vụ của bạn. Họ sẽ giới thiệu đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp biết đến nhiều hơn.
2. Chọn đúng tên
Chọn tên là cách tạo fanpage đầu tiên bạn cần thực hiện. Khi nói đến tối ưu hóa fanpage, bạn cần chọn đúng tên để Google có thể nhớ và tìm thấy đúng trang bán hàng của bạn một cách nhanh nhất. Đây là chìa khóa cho thấy tầm quan trọng của bạn trong con mắt của Google. Hãy cẩn trọng nhé, vì bạn chỉ có thể chọn một lần và nó là vĩnh viễn.
Đó là lý do giải thích cho việc nếu bạn nhồi vào tiêu đề một từ khóa chung chung sẽ không mang lại bất cứ hiệu quả nào, bởi Google sẽ khó có thể nhận biết, phân biệt để khuyến khích người tìm kiếm truy cập, thậm chí là nó có thể xem bạn như một “thùng rác” vô giá trị.
Thay vì thế, bạn cần một cái tên thương hiệu đại diện doanh nghiệp cho thấy cá tính riêng của mình, đây là mục đích thực sự đằng sau bất cứ một trang Facebook Business nào.
3. Tùy chỉnh URL vanity
URL vanity là một dạng URL hoặc tên miền được tạo ra nhằm trỏ đến một cái gì đó có liên quan và được chỉ ra trong tên của URL. Tốt hơn hết, bạn hãy tạo ra các URL thân thiện để người dùng có thể truy cập trải nghiệm một cách đơn giản.
Hơn nữa, bạn có thể kết hợp URL vanity Facebook với tiêu đề của trang web để tăng cường sự nhận diện thương hiệu, đồng thời cải thiện khả năng tìm thấy trang bán hàng của mình cả trên Facebook hay trên các công cụ tìm kiếm.
4. Hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp
Hãy cập nhật đầy đủ phần ảnh đại diện, ảnh bìa, liên hệ và các thông tin cần thiết khác được yêu cầu hoàn thiện trong hồ sơ doanh nghiệp.
Một hồ sơ hoàn chỉnh cho thấy thái độ chuyên nghiệp và là một tín hiệu rõ ràng cho khách hàng mục tiêu thấy rằng bạn đang thực sự hoạt động kinh doanh trên Facebook một cách nghiêm túc.
Mặt khác, để đảm bảo mục đích thống nhất trên tất cả các kênh truyền thông xã hội, bạn hãy chắc chắn rằng hình ảnh được sử dụng phù hợp, ảnh bìa chuẩn kích cỡ là 851 x 315 px nhé!
5. Định hướng nội dung cho fanpage
Khi lập kế hoạch nội dung cho fanpage, bạn cần chú ý 2 phần quan trọng nhất đó là: nội dung trực tiếp (bài post có liên quan trực tiếp đến sản phẩm / dịch vụ của bạn) và nội dung gián tiếp (bài post có sự liên quan gián tiếp đến sản phẩm / dịch vụ của bạn đang cung cấp).
Đặc biệt, bạn cần tính toán mức độ xuất hiện của các nội dung trên. Phần nội dung quan trọng phải chiếm tỷ lệ phần trăm lớn hơn phần nội dung kém quan trọng. Việc xây dựng kế hoạch content cho fanpage tốt ngay từ đầu sẽ giúp bạn không còn khó khăn trong việc phát triển nội dung sau này.
6. Tìm hiểu Insight khách hàng
Insight của khách hàng rất quan trọng nếu như bạn muốn xác định đúng nhóm khách hàng tiềm năng. Điều này giúp cung cấp dữ liệu thiết yếu để bạn nắm được hành vi của người dùng. Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng giờ đây là ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai chiến dịch marketing thành công và đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc xây dựng và hình thành data của khách, thu thập những hành vi có liên quan đến khách hàng mục tiêu.
Việc thu thập thông tin không chỉ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của mình hơn mà còn có lợi ích thắt chặt mối quan hệ với khách. Từ đó giúp tăng tính tương tác và khả năng truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp. Điều này góp phần tác động và làm thay đổi hành vi mua hàng của người dùng, giúp tăng trưởng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
II. Tối ưu hóa Fanpage để tạo hiệu quả
1. Thông điệp ngắn gọn, hình ảnh sống động
Fanpage của bạn không phải trang diễn thuyết, cũng không phải nơi đăng tải cảm xúc, triết lý sống hay dạy đời người khác, nó là công cụ để bạn thực hiện các chiến dịch Marketing Facebook, là nơi để bạn giao tiếp với người tiêu dùng, thế nên chỉ cần đăng tải thông điệp ngắn gọn kèm hình ảnh sống động là đủ.
Thông thường nội dung trên Fanpage chỉ nên từ 100 đến 150 từ, sử dụng các động từ mạnh, các cấu trúc từ vần điệu dễ nhớ, hình ảnh ấn tượng có liên quan.
Đừng nhầm lẫn giữa những gì mình đang nói với các câu khẩu hiệu, bạn đang giao tiếp với khách hàng chứ không phải rêu rao quảng bá trắng trợn, thế nên dù ngắn gọn cũng cần mang lại cảm giác thân thiết, không nên cụt lủn.
2. Mang đến giá trị cho người tiêu dùng
Không ai tốn công theo dõi Fanpage của bạn nếu nó chẳng mang lại lợi ích gì cho họ, muốn có nhiều người quan tâm thì hãy “chăm sóc” nội dung thật kỹ trước khi đăng tại. Nội dung bài viết của bạn có thể đi theo một số hướng sau đây:
- Kiến thức hữu ích:
Ví dụ bạn chuyên bán áo thun in hình, hãy đăng những bài viết liên quan như cách giặt áo thun để không bị phai màu, cách phơi, là ủi… Đây đều là những kiến thức rất có ích xung quanh sản phẩm và lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh, chắc chắn khách hàng sẽ bị thu hút hơn.
- Thông tin sản phẩm, doanh nghiệp:
Các chương trình khuyến mãi, những ưu đãi nhân dịp đặc biệt nào đó, giới thiệu sản phẩm mới hay thông tin về dịch vụ khách hàng,… đều là các tin được nhiều người quan tâm.
- Một số tin giải trí “hot”:
Đã gọi là nơi giao lưu thì bạn đừng để Fanpage của mình chỉ khô khan với những thông tin kinh doanh đơn thuần, hãy sưu tầm một số tin giải trí “hot” hiện hành để đăng tải như một cách đổi gió, nên nhớ là thỉnh thoảng mới đăng thôi nhé.
3. Sử dụng hình ảnh cho nội dung bài viết
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, các bài post trên Facebook có chứa hình ảnh thu về 120% tương tác so với những bài post chỉ có chữ và chữ.
Bên cạnh đó, não bộ của chúng ta cũng phản ứng nhanh nhạy và hiệu quả hơn với hình ảnh. Trong một biển ký tự, hình ảnh nổi lên như một hòn đảo tuyệt vời, thu hút sự chú ý và tính tò mò của tất cả mọi người.
Vì vậy, để gia tăng độ tin cậy của Facebook với các bài viết, và cũng để thu hút người đọc tương tác một cách tự nguyện, điều bạn cần thực hiện không hề khó khăn chút nào, chỉ cần sử dụng hình ảnh liên quan đến bài viết và phần còn lại để người đọc tự tương tác.
4. Tập trung vào các chủ đề nóng hổi
Ngày nay mạng xã hội là cái nôi khởi đầu cho những trào lưu của giới trẻ bởi khả năng lan truyền tin tức nhanh chóng mặt của mình, nếu bạn muốn thu hút người tiêu dùng, muốn việc kinh doanh của mình ngày càng mở rộng thì phải biết cách đón đầu trào lưu.
Điều hiển nhiên là sức hút của các nội dung đăng tải này sẽ lớn hơn nhiều nếu bạn chỉ trần thuật bình thường.
5. Đăng nội dung đúng thời điểm
Thực tế luôn có những khung giờ tốt và xấu cho việc đăng nội dung lên trang Facebook của doanh nghiệp. Nó quyết định một phần quan trọng đến việc nội dung đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hay không, bởi lẽ người dùng Facebook cũng chỉ thường online nhiều vào những khung giờ nhất định.
Nếu bạn đang bán hàng trên Facebook thì có lẽ sẽ cần biết một vài con số như tỷ lệ nhấp chuột cao nhất là vào khoảng 13 – 16h ngày thứ Tư.
Ngoài ra thì các khung giờ từ 8-9h, 11-12h, 16-17h và sau 20h các ngày trong tuần cũng là thời điểm thích hợp để bạn hoạt động trên trang mạng xã hội này và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
Ngược lại, cuối tuần trước 8h sáng và sau 20h tối lại là khung giờ cấm kị nhất mà bạn không nên hoạt động bởi sẽ không thể thu về được bất cứ hiệu quả gì.
6. Tạo sự tương tác với khách hàng
Đừng biến Fanpage của mình thành một trang tin tức một chiều, thứ bạn cần chắc chắn không chỉ đơn giản là quảng bá thôi đúng không, bạn cần lượng khách hàng trung thành với thương hiệu của mình.
Thế thì hãy tổ chức các hoạt động tương tác thường xuyên vào mốc thời gian cố định nào đó trong tuần, chỉ cần những ứng dụng đơn giản với phần quà nho nhỏ thôi, như minigame, câu hỏi mẹo,…
7. Sử dụng các chương trình tặng quà
Khuyến khích những những fans hâm mộ trung thành tham gia trang của bạn và tặng quà cho họ. Một phù hiệu (badges) hay Tabs giống như kiểu “Thành viên của tháng” được đặt trên trang cá nhân của họ cho và phần thưởng cho họ được hiển thị trên đó.
Một khách hàng vui vẻ có thể mang lại cho bạn rất là nhiều sự chú ý. Đừng quên “nhắc” họ LIKE và chia sẻ thông tin của bạn. Khi những friends khác thấy những thông tin mới của bạn bè họ được cập nhật trên NEWS Feed, có khả năng họ cũng sẽ làm như vậy.
IV. Kết luận
Muốn việc kinh doanh trên Facebook đạt được thành công, bạn cần biết cách xây dựng fanpage Facebook phù hợp với mục đích kinh doanh.
Xem thêm :
- Cách xây dựng và phát triển 1 cộng đồng Facebook (group)
- Những chiến lược quảng cáo đơn giản và hiệu quả
- Những chiến lược Marketing đơn giản hiệu quả
- Storytelling (Kể chuyện)