Học Marketing có thể làm gì? Đó cũng chính là câu hỏi của nhiều bạn chưa thực sự hiểu về ngành Marketing. Vậy thì hôm nay hãy cùng Hienu tìm hiểu xem các bạn có thể làm gì khi học Marketing nhé.
I. Giới thiệu về Marketing
1. Marketing là gì?
Marketing là một lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh và doanh nghiệp, tập trung vào việc tạo, giao tiếp và ghi nhận giá trị của sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng. Nó là quá trình liên tục của việc tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng, xây dựng các chiến lược và kế hoạch tiếp thị, và thực hiện các hoạt động để thu hút và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.
2. Vai trò và mục tiêu chính của Marketing
Mục tiêu của marketing là đạt được sự hài lòng của khách hàng và tăng doanh số bán hàng, lợi nhuận và giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đối tượng thị trường, nghiên cứu và phân tích thị trường, định hình thương hiệu và vị trí cạnh tranh, xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và truyền thông, phân phối sản phẩm và dịch vụ, và quản lý mối quan hệ khách hàng.
Xem them: Khoá học Marketing của Hienu
Ngành marketing liên quan chặt chẽ đến tâm lý, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra các giải pháp tiếp thị sáng tạo và hiệu quả. Nó đòi hỏi sự đổi mới liên tục để đáp ứng nhanh chóng các thay đổi trong thị trường và sự tiến bộ trong công nghệ.
Ngành marketing cung cấp nhiều cơ hội sáng tạo, thách thức và tiềm năng phát triển sự nghiệp cho những người có niềm đam mê trong việc tìm hiểu khách hàng, định hình thương hiệu và tạo dấu ấn trong thị trường cạnh tranh.
3. Tầm quan trọng của Marketing đối với doanh nghiệp hiện nay
Giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng của mình thông qua các hoạt động marketing doanh nghiệp sẽ hiểu rõ và xác định được khách hàng của doanh nghiệp là ai, những đặc điểm của khách hàng mục tiêu và khám phá ra được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Xác định được những chiến lược marketing hỗn hợp: sản phẩm – giá – phân phối – xúc tiến để tạo bước đà tốt nhất giúp những doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường và những doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường có những điều chỉnh thích hợp tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Trong nghiên cứu khách hàng mục tiêu những người làm Marketing đã góp phần không nhỏ vào việc xác định đúng những khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Điều này giúp sản phẩm của doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cao hơn do đánh trúng vào phân khúc khách hàng cần thiết.
Bằng cách đẩy mạnh việc tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững, Marketing đóng góp vào việc xây dựng một xã hội thịnh vượng và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Marketing cũng có thể lan tỏa các thông điệp về văn hóa, giáo dục và các giá trị xã hội tích cực, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết và tiến bộ.
II. Ý nghĩa của Marketing
1. Đối với xã hội
- Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng: Marketing giúp đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp giá trị và lợi ích thực sự cho họ.
- Tạo việc làm và phát triển kinh tế: Marketing tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, từ đó tạo việc làm và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội.
- Khuyến khích cạnh tranh và đổi mới: Marketing khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo, cải tiến và cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ mới và tốt hơn.
- Tạo sự phát triển bền vững: Marketing có thể thúc đẩy việc tiêu thụ bền vững và giáo dục khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ có tác động tích cực đến môi trường và xã hội.
- Góp phần xây dựng cộng đồng: Marketing thúc đẩy việc quảng bá và tham gia vào các hoạt động xã hội, từ đó xây dựng cộng đồng và hỗ trợ các vấn đề xã hội.
Xem thêm: Số học Numerology
2. Ý nghĩa của Marketing đối với người học
Đừng hỏi rằng “Học Marketing có thể làm gì?” mà hãy hỏi rằng “Học Marketing bạn sẽ có được gì?”.
- Giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp bạn phát triển một cái nhìn chi tiết về nhu cầu và hành vi của khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả để đáp ứng mong muốn của họ.
- Marketing đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới để tạo ra những ý tưởng và chiến lược mới mẻ. Khi học marketing, bạn được khuyến khích phát triển kỹ năng sáng tạo và tư duy sáng tạo để đưa ra những giải pháp tiếp thị độc đáo và đột phá.
- Khi học marketing, bạn có cơ hội rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng thuyết trình, và kỹ năng lãnh đạo, từ đó giúp bạn trở nên tự tin và ảnh hưởng trong công việc và cuộc sống.
- Marketing không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp mà còn áp dụng cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Khi học marketing, bạn có cơ hội xây dựng một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, giúp bạn nổi bật và tạo dựng uy tín trong lĩnh vực bạn đang hoạt động.
- Khi học marketing, bạn sẽ được cập nhật những kiến thức mới nhất về xu hướng tiếp thị và sử dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
Ví dụ về một đại diện tiêu biểu đã thành công trong sự nghiệp nhờ việc học Marketing và áp dụng vào thực tế. Đó là ông Gary Vaynerchuk là một doanh nhân, tác giả và diễn giả nổi tiếng, Gary Vaynerchuk đã trở thành một tấm gương điển hình về thành công trong lĩnh vực marketing.
Ông đã xây dựng một tập đoàn tiếp thị số khổng lồ và tạo dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ thông qua các chiến lược tiếp thị đột phá và sáng tạo.
III. Các mảng Marketing
Trong lĩnh vực Marketing, có nhiều mảng hoạt động và chuyên ngành khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng. Dưới đây là một số mảng trong Marketing phổ biến:
- Digital Marketing: Tập trung vào việc sử dụng các kênh và công nghệ số như website, email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, SEO, SEM, và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số khác để tiếp cận và tương tác với khách hàng.
- Brand Marketing: Tạo dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng tầm nhìn và giá trị cho thương hiệu, đảm bảo sự nhận diện và tạo sự khác biệt đối với khách hàng.
- Content Marketing: Tập trung vào việc tạo ra nội dung hấp dẫn và giá trị để thu hút và tương tác với khách hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ và tăng cường sự tín nhiệm từ khách hàng.
- Social Media Marketing: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn để tạo nên sự hiện diện và tương tác với khách hàng.
- Email Marketing: Sử dụng email để gửi thông tin, khuyến mãi, thông báo và tạo mối quan hệ với khách hàng.
- Influencer Marketing: Hợp tác với những người có ảnh hưởng và đội ngũ Influencer để quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.
- Public Relations (PR): Quản lý hình ảnh và quan hệ công chúng của thương hiệu, xây dựng và duy trì mối quan hệ với các phương tiện truyền thông, giới thiệu công ty và sản phẩm đến đại chúng.
- Market Research: Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và dữ liệu về người tiêu dùng, thị trường và đối thủ để đưa ra các quyết định chiến lược.
- Product Marketing: Phân tích và định hình vị trí sản phẩm trên thị trường, phát triển các chiến lược tiếp thị sản phẩm và dịch vụ.
- Event Marketing: Tổ chức và quảng bá các sự kiện, triển lãm hoặc hội thảo để tương tác và tiếp cận khách hàng.
IV. Học Marketing có thể làm gì?
Sau đây là một số công việc mà người học Marketing có thể áp dụng và trả lời cho câu hỏi “Marketing có thể làm gì”
1. Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một trong những công việc thuộc lĩnh vực marketing. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là để cá nhân/công ty nắm bắt thị trường, trước tiên họ phải hiểu về thị trường đó.
Công việc này bao gồm tìm hiểu người tiêu dùng, nhu cầu của họ là gì, thói quen tiêu dùng của họ là gì và cách họ nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Công việc của chuyên viên Nghiên cứu thị trường cần thực hiện là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ. Những thông tin mà họ đưa ra có giá trị rất lớn trong việc lên kế hoạch truyền thông tiếp thị.
2. Quản lý thương hiệu
Quản lý thương hiệu là một trong những hoạt động của Marketing, đây là công việc không thể thiếu đối với các công ty, doanh nghiệp muốn tiến xa, mở rộng phát triển trên thị trường.
Công việc Quản lý thương hiệu đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực này phải có góc nhìn vĩ mô, sáng tạo, khác người thì mới có thể tạo ra sự khác biệt, gây được dấu ấn và định vị được thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường một cách tốt nhất có thể.
3. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Người làm công việc quan hệ công chúng được coi là người phát ngôn của công ty.
Các vị trí quan hệ công chúng: Điều phối viên tài khoản hoặc Điều phối viên quan hệ công chúng, quản lý các tài khoản, quan hệ truyền thông, tư vấn quan hệ công chúng,…
4. Copywriter và Content Creator
Đây là một công việc này đòi hỏi người làm có vốn từ tốt, cần chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị bao gồm slogan, tiêu đề, catalogue, tagline…. Ngoài việc sáng tạo nội dung thì người làm content creator còn cần có tư duy hình ảnh tốt.
5. Bộ phận phân phối hàng hóa.
Bộ phận phân phối hàng hóa hay còn được gọi là vị trí Sales. Đây chính là bộ phận quan trọng nhất trong của Marketing. Sản phẩm được tiêu thụ nhiều hay ít sẽ được do bộ phận này quyết định.
6. Phát triển sản phẩm
Muốn sản phẩm được phát triển tốt, đầu tiên bạn phải biết nắm bắt và hiểu rõ về sản phẩm của mình. Từ đó kết hợp và phát triển sản phẩm của mình phù hợp với xu hướng thị trường.
7. Nhân viên Marketing
Vị trí này thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị bao gồm cả việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị, hỗ trợ các công việc khác trong phòng Marketing.
8. Quản lý Sự kiện
Tổ chức và quản lý các sự kiện, triển lãm hoặc hội thảo của doanh nghiệp để quảng bá thương hiệu và tạo cơ hội kinh doanh
V. Tiềm năng và cơ hội phát triển của Marketing trong tương lai
1. Tiềm năng của ngành Marketing
Trong tương lai Marketing sẽ là ngành rất quan trọng. Không chỉ tương lai, mà ở hiện tại Marketing cũng đang rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và xã hội. Nền kinh tế có được phát triển cũng nhờ vào bộ phận. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn mở rộng kinh doanh và có thể giữ được chân của khách hàng.
Đây chính là bộ phận có thể giúp doanh nghiệp có thể cao cao độ nhận diện của công chúng, hiểu được hành vi mua hàng, từ đó giúp đưa ra các chiến dịch phù hợp tạo nên nguồn doanh thu và niềm tin từ khách hàng.
2. Cơ hội phát triển
Người học Marketing sẽ có được nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Không chỉ dừng lại ở một chuyên viên bán hàng hàng hay chuyên viên phân tích dữ liệu,.. trong tương lai vẫn sẽ có nhiều cấp bậc cao hơn.
VI. Tổng kết
Lựa chọn ngành Marketing là một sự lựa chọn khá thông minh, khi nó có quá nhiều ưu điểm mang lại. Nhưng trước hết bạn cần phải xác định ước mơ và mong muốn của bản thân. tránh diễn ra tình trạng đi sai ngành. Qua bài viết này mong bạn sẽ tìm được công việc yêu thích và sẽ biết được “Học Marketing có thể làm gì?”