Hội chứng Fomo – Một minh hoạ khá thực tế là khi mà bạn đang lượn lờ trên Shopee, Lazada ,Tiki,.. để tìm món đồ nào đó bạn muốn mua. Nhưng khi đang đắn đo suy nghĩ chuẩn bị click đưa nó vào giỏ hàng. Thì bỗng có một chiếc áo, nó được quảng cáo và lọt vào mắt của bạn. Chiếc áo khá bắt mắt, hấp dẫn với mã giảm giá 50% nổi bật đặt ngay tiêu đề.
Dòng chữ “khuyến mãi chỉ còn 20 giờ” càng thôi thúc mua hàng hơn nữa. Nhưng… bạn quyết định tắt cửa sổ này đi, hiển nhiên rồi, bạn chưa cần món đồ này mà. Đó là khi mình đã bị hội chứng tâm lý FOMO xâm nhập. Vậy cụ thể Hội chứng FOMO trong marketing là gì? Chúng ta có thể áp dụng nó như thế nào để tăng doanh số, hãy cùng tìm hiểu nha.
1, Hội chứng FOMO là gì ?
Hội chứng FOMO (viết tắt của Fear Of Missing Out) được hiểu như một nỗi sợ hãi mà bản thân bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó. Người này có xu hướng “so sánh” và tin rằng người khác luôn sở hữu những thứ tốt hơn, vui vẻ hơn mình.
Kết quả là người mắc hội chứng này thường mong muốn sở hữu vượt trội để bằng hoặc hơn người khác. Nói dễ hiểu chính là tâm lý “được ăn cả”, “đua đòi”, “a dua”. Khi thế giới có thứ đó, tôi cũng phải có cho bằng được. Chính điều này sẽ đưa họ đến quyết định thiếu lý trí, dựa trên cảm tính chứ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân.
2. Ảnh hưởng của hội chứng FOMO
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hội chứng FOMO đang gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt đối với những người thuộc thế hệ Millennials (thế hệ Y) – thế hệ chiếm một phần lớn sức mua của thị trường. Khoảng 69% cá nhân millennials gặp phải hiện tượng này và theo Strategy Online, 60% millennials đã thực hiện phản ứng mua hàng vì họ đã rơi vào FOMO.
Đó là nguyên nhân khiến các nhà tiếp thị bán hàng cho ra đời các kế hoạch gia tăng doanh số bán hàng mang tên Fomo Marketing. Áp dụng quy luật tâm lý đưa người mua vào nỗi sợ của chính họ để quyết định chi trả bill nhanh chóng.
Hội chứng FOMO mặc dù khá mơ hồ nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng dễ dàng quan sát được. Nếu chú ý kỹ chúng ta có thể bắt gặp hội chứng tâm lý này bất kỳ ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ như:
- Trạng thái “dán mắt” vào điện thoại: Ngay cả khi bạn đang lái xe hay làm bất cứ việc gì thì bạn vẫn không muốn bỏ lỡ bất kỳ những cập nhật nào của mọi người trên facebook hoặc các trang mạng xã hội khác như twitter, tik tok… Vì vậy, bạn luôn “dán mắt” vào màn hình điện thoại để chờ đợi bài đăng của mọi người hoặc một thông báo mới từ các trang mạng xã hội
- Mất tập trung trong quá trình làm việc: Hội chứng tâm lý fomo có thể sẽ khiến cho bạn mất tập trung hoặc ngừng công việc để trả lời một cuộc điện thoại, tin nhắn hay email không liên quan cũng như không quá quan trọng. Hơn nữa, hội chứng này còn khiến bạn liên tục kiểm tra điện thoại và không tập trung làm việc vì sợ mình sẽ bỏ lỡ tin nhắn hay cuộc gọi.
- Bạn có thể mua một lúc nhiều đồ xa xỉ không cần thiết: Vì bạn sợ có thể mình sẽ bỏ lỡ một sản phẩm có nhiều cải tiến dù điện thoại hay đồ dùng cũ của bạn vẫn có thể dùng được. Cảm giác lo lắng muốn mua ngay sản phẩm thời thượng được xem như dấu hiệu của hội chứng tâm lý fomo. Vậy nên, để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thật bình tĩnh chờ đợi thêm một thời gian xem chắc chắn bạn có thực sự muốn sở hữu nó hay không và nó có giúp ích cho bạn hay không.
- Bạn sợ bỏ lỡ mất những điều quan trọng trong cuộc sống: Điện thoại và mạng xã hội có thể chen ngang vào cuộc họp ở công ty của bạn hoặc kể cả trong một buổi hẹn hò lãng mạn. Hội chứng tâm lý fomo có thể khiến bạn không để tâm nhiều đến mối quan hệ hay sự nghiệp của mình mà luôn muốn cập nhật tất cả những thông tin mới xuất hiện trên mạng xã hội.
- Bạn có quá nhiều mối quan hệ không quan trọng: Đôi khi bạn chấp nhận một yêu cầu kết bạn của một người vì muốn có cơ hội biết thêm người mới và mở rộng mối quan hệ.
- Bạn có thể hẹn hò chỉ để giống với những người xung quanh chứ không hẳn vì bản thân mình mong muốn. Khi thấy mọi người xung quanh đều đang hạnh phúc trong mối quan hệ của họ, thì hội chứng tâm lý FOMO có thể sẽ khiến bạn cảm thấy cần phải tìm ngay cho mình một mối quan hệ giống mọi người. Đôi khi, bạn có những quyết định vội vàng và không thấu đáo trong một mối quan hệ có thể khiến bạn đưa ra những lựa chọn không đúng đắn.
- Mặc dù có thể khi bước vào một mối quan hệ có thể sẽ khiến bạn tạm thời hài lòng với hoàn cảnh thực tại, nhưng lại không mang lại cho bạn hạnh phúc hay niềm vui lâu dài. Bạn hãy cố gắng chờ đợi để có thể gặp được một người thực sự khiến cho bạn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi tiến đến mối quan hệ với bạn.
3. Áp dụng hội chứng FOMO thực chiến
3.1. Quản lý FOMO Marketing hiệu quả
Điều quan trọng trước khi bắt tay vào xây dựng bất kì một chiến dịch Marketing nào, kể cả Fomo. Đó là kết hợp cả công cụ tiếp thị và phần mềm, website bán hàng online hiệu quả. Vừa thu hút và kéo nhiều lượt mua trên website. Đồng thời lại có giải pháp tiếp nhận và xử lý đơn hàng nhanh chóng nhất. Tăng sự hài lòng trong trải nghiệm mua sắm cho người dùng. Giữ chân họ lâu hơn, chăm sóc tốt hơn trong và sau khi bán. Tránh tình trạng kéo khách được về nhưng lại để họ đi mất. Như thế thì có chiến dịch tốt đến mấy cũng bằng thừa!
3.2. Chỉ ra và nhấn mạnh: Mặt hàng có sẵn đang sắp hết!
Sự khan hiếm là một yếu tố quan trọng của FOMO Marketing. Nếu một mặt hàng sắp hết, đó sẽ là một động lực rất lớn để khách hàng muốn có được nó. Vì thế, các thương hiệu thường tìm cách nhấn mạnh sự khan hiếm để đẩy nhanh tốc độ suy nghĩ của khách hàng. Có nhiều cách để làm nổi bật sự khan hiếm.
3.3. Đồng hồ đếm ngược – buộc khách hàng suy nghĩ nhanh hơn
Áp dụng đồng hồ đếm ngược thời gian giảm giá mua. Một phương pháp đặt “áp lực vô hình” để tạo sự thúc giục. Bắt buộc người mua phải hành động ngay trước khi lợi ích mua sắm của họ biến mất. Bạn nên kết hợp nó với các giá trị ngắn hạn (giảm giá, cơ hội ưu đãi, cơ hội còn hàng,…). Khách hàng ghé thăm website sẽ nhìn thấy đồng hồ đang chạy. Họ biết họ sắp hết thời gian để chốt 1 deal với giá hời. Cho nên sẽ quyết định bấm mua nhanh và thanh toán trước khi người khác mua mất hoặc bị hết hàng
3.4. Gia tăng lợi ích cho những order sớm nhất
Nâng cao hiệu quả của những chiến dịch khuyến mại, tặng quà với Fomo marketing. Cụ thể là, bạn có thể đưa ra quà tặng/giảm giá đặc biệt hơn nhưng chỉ giới hạn cho một số lượng ít người đầu tiên mua hàng. Hoặc giới hạn chỉ trong 1 thời gian nhất định. .
3.5. Miễn phí vận chuyển: Công cụ thu hút mua sắm hiệu quả
Bạn có biết rằng đến 90% người mua hàng cho biết vận chuyển miễn phí là ưu tiên chính của họ khi lựa chọn mua hàng trực tuyến? Các ưu đãi vận chuyển miễn phí khi đơn hàng có giá trị vượt trên một số tiền tối thiểu nào đó – chính là được thiết kế dựa trên bản chất của hiệu ứng FOMO. Và những chương trình này luôn đạt được hiệu quả.
Nếu mọi người cảm thấy họ sẽ bỏ lỡ việc vận chuyển miễn phí khi không mua đủ số tiền, họ sẽ thực hiện việc đó, đặc biệt nếu chi phí bổ sung tương đối nhỏ.
Hãy cho khách hàng của bạn biết họ phải chi thêm bao nhiêu để được giao hàng miễn phí, hoặc chỉ cần đặt một biểu ngữ ở đầu trang của bạn cho biết ngưỡng nào để có họ được lợi ích đó.
3.6. Sáng tạo, linh hoạt trong các thông điệp
Ngôn ngữ rất quan trọng khi nói đến tiếp thị FOMO. Hãy suy nghĩ về đối tượng mục tiêu của bạn khi bạn thiết kế thông điệp. Bạn sẽ muốn khán giả của mình cảm thấy như thể thời gian không còn nhiều và họ sẽ mất đi một đề nghị hay một thỏa thuận tuyệt vời.
Khi tạo ra các tài liệu phục vụ mục tiêu marketing của mình, hãy sử dụng các động từ và tính từ mạnh để “cài cắm” hiệu ứng FOMO tới đối tượng mục tiêu của bạn. Các cụm từ như “Đừng bỏ lỡ” hay “Những mặt hàng cuối đang được bỏ vào giỏ” có thể là ví dụ hay, nhưng bạn hoàn toàn có thể sáng tạo hơn thế nhiều.
“Bạn có thể nuối tiếc nếu…”
“Thời gian đang trôi về những tích tắc cuối… Hãy nhanh tay lên nào!”
4. Kết luận
Ứng dụng các tâm lý học hành vi vào trong marketing là điều không còn xa lạ hiện nay nữa. Cùng với sự trợ giúp của dữ liệu và công nghệ phân tích, việc thấu hiểu người tiêu dùng trở nên hứa hẹn hơn bao giờ hết. Hội chứng FOMO Marketing có thể là một chiến lược hay, nó cần được nhìn nhận một cách tổng thể và thực thi trong từng khía cạnh của marketing. Khi áp dụng đúng, FOMO hoàn toàn có thể giúp tăng chuyển đổi mua hàng và thúc đẩy doanh số một cách đáng kể.
Hy vọng những chia sẻ về Hội chứng FOMO Marketing kể trên sẽ giúp bạn có thêm gợi ý để áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình.
Ngoài ra Hienu bên mình đang có 1 buổi trong tuần chia sẻ kiến thức Marketing căn bản và các nội dung khác do mọi người order. Nếu bạn quan tâm có thể đăng ký ở đây https://hienu.vn/khoa-hoc-marketing-co-ban/. Sau tham gia vào nhóm zalo để theo dõi lịch học và chia sẻ hàng tuần của mình nhé.
Cảm ơn ad, bài viết rất hay