Stress trong Công việc – có thể mang lại niềm tự hào và thành tựu, nhưng nó cũng đi kèm với một gánh nặng tên là stress. Thật khó để tránh khỏi sự căng thẳng trong công việc, nhưng không khó để học cách thoát khỏi nó. Trong một thế giới nơi cuộc sống luôn đòi hỏi sự hiệu suất cao và động lực không ngừng, chúng ta cần biết cách tự quản lý stress để duy trì sự cân bằng và tinh thần lạc quan. Haỹ cùng Hienu tìm hiểu quả giúp bạn giải phóng bản thân khỏi áp lực và stress trong công việc
I. Giới thiệu về Stress trong công việc
1. Tình trạng stress trong công việc
Stress trong công việc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mà còn có thể làm giảm hiệu suất làm việc và sự hài lòng về công việc. Nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe từ căng thẳng, lo âu đến hậu quả nghiêm trọng như hỏi hệ, trầm cảm. Vì vậy, việc tìm hiểu cách thoát khỏi stress trong công việc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
2. Ý nghĩa của việc tìm hiểu cách thoát khỏi stress
Việc tìm hiểu và áp dụng các cách thoát khỏi stress trong công việc không chỉ giúp cải thiện tình trạng tâm lý cá nhân mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp. Nó giúp bạn duy trì hiệu suất làm việc ổn định, xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và gia đình, và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 10 cách giúp bạn thoát khỏi stress trong công việc một cách hiệu quả.
II. Những lí do dẫn đến stress trong công việc
1. Làm việc không đúng sở trường sẽ khiến bạn bị stress
Đây là nguyên nhân bị stress trong công việc thường gặp nhất. Thường nếu phải làm một công việc không phù hợp với tính cách, năng lực, sở thích, bạn sẽ có xu hướng không hài lòng với công việc. Hay công việc được giao không phù hợp với kỹ năng và năng khiếu của bạn cũng sẽ tạo ra căng thẳng. Làm việc trong tâm thế luôn không đáp ứng được những yêu cầu của công việc sẽ khiến bạn nhanh chóng nhàm chán, mệt mỏi và cảm thấy áp lực. Lâu dần sẽ khiến tinh thần của bạn bị stress nặng nề nếu không tìm được lối thoát cho mình.
2. Môi trường làm việc quá cạnh trạnh
Môi trường làm việc yêu cầu bạn luôn phải hoàn thành công việc với số lượng lớn trong ngày, tính chất công việc khó khăn, phức tạp. Bạn phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ để tạo cơ hội cho chính mình. Nhất là những người làm nghề nhân viên sales, nhân viên tài chính, … sẽ dễ dàng khiến bạn gặp phải căng thẳng trong công việc.
Cũng có khi căng thẳng đến từ việc bạn một lúc kham quá nhiều công việc, công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải hoàn thành trong thời gian nhất định. Điều đó khiến bạn luôn trong tâm trạng lúc nào cũng phải gồng mình lên để cố gắng khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng và stress dễ dàng.
Cũng có khi, sự căng thẳng đến từ cấp trên của bạn. Sự khắt khe, khó tính trong công việc, đòi hỏi cao ở năng lực của sếp cũng sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi như chạy đường dài, căng thẳng vả stress.
Xem thêm: Khóa học Xây dựng chiến lược content Marketing của Hienu
3. Môi trường làm việc khiến bạn nhàm chán cũng chính là nguyên nhân gây ra Stress
Công việc phức tạp, đòi hỏi cao là nguyên nhân dễ dẫn đến stress nhưng nếu công việc quá nhàm chán, ngày nào bạn cũng phải lặp đi lặp làm những công việc giống nhau khiến bạn cảm thấy không có gì thú vị ở công việc. Công việc nhàm chán thường đi kèm với lương bổng cũng không có gì là hấp dẫn, cơ hội phát triển không có… Nếu như bạn chưa sẵn sàng để thay đổi thì công việc nhàm chán ấy cũng dễ dàng nhấn chìm bạn trong sự căng thẳng và stress.
4. Xung đột với đồng nghiệp hoặc bất đồng ý kiến với cấp trên
Mối quan hệ trong công việc rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả công việc. Nếu mối quan hệ này bị xung đột, bế tắc, bất đồng về quan điểm thì chắc chắn công việc không xuôn sẻ, bản thân bạn cũng sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi theo.
5. Nguyên nhân từ chính bản thân bạn
Nếu bạn là người có quá nhiều tham vọng, đặt ra nhiều mục tiêu quá sưc sso với bản thân rồi không thực hiện được thì chắc chắn không thoát khỏi cảm giác chán nản về bản thân mình. Đây cũng chính là một trong những lý do của stress trong công việc.
III. Những người dễ bị stress trong công việc tại văn phòng
– Nhân viên mới: nhân viên mới thường là sinh viên mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã giao trong văn phòng… Mới làm quen với công việ cóc thể bị áp lực và căng thẳng dẫn đến stress.
– Nhân viên lâu năm: Những người có thâm niên làm việc lâu, trụ lại tại văn phòng cho đến những ngày cuối cùng đoi khi cũng bị stress bởi công việc đỏi hỏi cao về công nghệ mà họ thì khso bắt kịp được. Tuổi tác cũng là rào cản khiến những nhân viên khó hòa nhập với môi trường công ty…
Stress trong công việc nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng mà bạn không lường trước được. Để biết được những tác hại của Stress trong công việc, bạn có thể tham khảo thêm: Tác hại của Stress.
IV. Căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, bạn có thể có các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như: Đau đầu, đau bụng, huyết áp cao, đau ngực và các vấn đề về tình dục và giấc ngủ. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc, trầm cảm, các cơn hoảng loạn hoặc các dạng lo lắng và hồi hộp khác.
Khi bị stress, các tín hiệu dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày, gây ra chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, stress ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, gây ra một số bệnh như: Hội chứng ruột kích thích, viêm ruột với những biểu hiện như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi cầu nhiều lần, khó tiêu…
Các nhà khoa học cũng chứng minh, tương tác giữa não bộ và đường ruột là tương tác hai chiều, nghĩa là khi bị các vấn đề ở đường tiêu hóa thì ngược lại sẽ dễ gây ra tâm lý lo lắng, stress.
V. Một số ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ gây ra bởi những căng thẳng mãn tính
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như: Trầm cảm, lo âu và rối loạn nhân cách
- Bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim, huyết áp cao, nhịp tim bất thường, đau tim và đột quỵ
- Béo phì và các rối loạn ăn uống khác
- béo phì
- Vấn đề ăn uống và cân nặng cũng góp phần gây nên những căng thẳng mãn tính
- Vấn đề kinh nguyệt
- Rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như bất lực và xuất tinh sớm ở nam giới và mất ham muốn tình dục ở cả nam và nữ
- Các vấn đề về da và tóc, chẳng hạn như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm, và rụng tóc vĩnh viễn
- Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như: Viêm dạ dày, viêm loét đại tràng và ruột kết kích thích.
- Nếu bạn nghĩ rằng cách bạn xử lý căng thẳng trong cuộc sống đang ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ để bạn có thể bắt đầu thực hiện những thay đổi có lợi cho cơ thể và tâm trí của bạn.
VI. 10 cách giúp bạn thoát khỏi stress trong công việc
1. Tránh xa cà phê
Nhiều người có thói quen uống nhiều cà phê trước khi bắt đầu ngày mới để cảm thấy tập trung và phấn chấn hơn khi làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế, thức uống này chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng hàng đầu.
Tuy có thể giúp chúng ta tỉnh táo và hưng phấn tạm thời nhưng cà phê đồng thời cũng dẫn đến hiện tượng stress trong công việc bởi chúng làm tăng cường nồng độ hormon căng thẳng thần kinh và làm bạn mất ngủ.
Bên cạnh đó, cà phê gây tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Một khảo sát gần đây cho thấy, sau khi từ bỏ thói quen thưởng thức cà phê, khoảng 75% nhân viên văn phòng đã ngủ ngon và cảm thấy thoải mái hơn trong công việc.
2. Hạn chế thức khuya
Một giấc ngủ thoải mái, bình yên sẽ giúp bạn luôn tươi vui và tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau. Bằng cách ngủ đủ giấc, đúng giờ, bạn có thể làm việc hết mình vào ban ngày và yên tâm ngủ ngon khi đêm xuống.
3. Tạm ngừng công việc và giải lao tại chỗ
Hiện nay, nhiều nhân viên văn phòng mắc phải sai lầm cơ bản là lười vận động. Thói quen ngồi lỳ tại chỗ suốt nhiều tiếng đồng hồ làm gia tăng sức ỳ của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và kéo giảm hiệu quả công việc.
Khi bị stress trong công việc, chúng ta dường như không thể tập trung giải quyết những khó khăn trước mắt. Lúc này, đừng ngồi im thụ động để tâm trí chìm trong mớ áp lực, căng thẳng ngổn ngang ấy.
Bạn cần đứng dậy, vươn vai, hít thở thật sâu, rời khỏi chỗ ngồi và di chuyển quanh văn phòng hoặc lang thang ngoài hành lang. Cách giải tỏa stress trong công việc đơn giản này có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu, thư thái hơn.
4. Xem xét vấn đề theo nhiều hướng khác nhau
Thói quen suy nghĩ thấu đáo về mọi khía cạnh của vấn đề giúp bệnh nhân tìm được góc nhìn khách quan, điềm tĩnh và sáng suốt hơn. Thay vì đổ lỗi hay dằn vặt về chuyện bất-như-ý nào đó, bạn hãy nhẹ nhàng chấp nhận và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Luôn chuẩn bị tâm lý cho kết quả tồi tệ nhất cũng như xây dựng sẵn phương án dự phòng. Bên cạnh đó, bạn cần tập trung vào chất lượng công việc thay vì luôn khư khư với niềm tin rằng mình là kẻ bất tài, vô dụng, thất bại. Bằng cách học hỏi từ quá khứ và kiên trì tiến về phía trước, bạn có thể đạt được thành công trong tương lai.
5. Quản lý thời gian
Stress trong công việc thường là kết quả của những nhiệm vụ phát sinh và đang chờ được xử lý. Lúc này, khả năng quản lý thời gian sẽ là vị cứu tinh giúp bạn thoát khỏi công việc chất đống. Hãy ngồi xuống, viết ra danh sách những việc cần làm, sau đó sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên để từ từ giải quyết.
Khả năng quản lý thời gian sẽ là vị cứu tinh giúp bạn thoát khỏi công việc chất đống.
Lưu ý, người bệnh không cố gắng mang việc về nhà bởi cách làm này sẽ vô tình tạo thêm nhiều căng thẳng, áp lực tinh thần cũng như rút ngắn thời gian yêu thương bản thân và chăm sóc gia đình của bạn.
Nếu là một nhân viên mới, bạn có thể sẽ chưa hiểu rõ một số nhiệm vụ phát sinh, quy trình làm việc và văn hóa của công ty. Lúc này, hãy mạnh dạn hỏi lại cấp trên hoặc đồng nghiệp để được hướng dẫn tận tình. Sau khi đã nắm vững yêu cầu, bạn có thể xử lý công việc nhanh chóng, dễ dàng, chính xác và hợp lý nhất có thể. Điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và năng lượng tinh thần
6. Lập kế hoạch cho công việc hàng ngày
Để làm việc trôi chảy, thuận lợi, bạn cần lên kế hoạch cụ thể cho công việc hàng ngày. Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, hãy liệt kê những đầu việc cần hoàn thành trong ngày hôm sau, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên để điều chỉnh thời gian thực hiện. Thói quen này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức để đầu tư vào những nhiệm vụ quan trọng hoặc giải quyết một số vấn đề phát sinh.
7. Massage

Massage là phương pháp trị liệu căng thẳng, lo âu an toàn, hiệu quả. Người đọc có thể nhẹ nhàng massage khu vực quanh trán và thái dương. Thêm vào đó, thói quen massage cổ gáy cũng góp phần xoa dịu căng thẳng tức thời. Khi cải thiện được các triệu chứng thực thể, những suy nghĩ mông lung, tiêu cực, mệt mỏi cũng dần dần tan biến.
Hãy ủ ẩm vùng vai và cổ trong vòng 10 phút, đồng thời nhắm mắt, thư giãn các cơ vùng cổ, mặt, ngực và sau vai. Khi gỡ bỏ miếng làm ấm, bạn véo dọc xương gờ xung quanh đôi mắt bằng ngón trỏ và ngón cái, bắt đầu từ góc trong và tiến dần sang góc ngoài của mắt, hướng lên phía trên dọc theo chân mày. Tiếp theo, nhẹ nhàng xoa bóp vùng cằm, nhân trung và góc miệng theo hình tròn, chiều kim đồng hồ. Cuối cùng, bạn kết thúc bằng động tác xoa vào thái dương.
8. Thở sâu
Lúc bị stress trong công việc, chúng ta thường có xu hướng dễ dàng buông xuôi mọi cố gắng của bản thân, đồng thời bộc lộ nhiều cảm xúc, hành vi tiêu cực (cáu gắt, khó chịu, bực bội, nhăn nhó…).
Muốn đẩy lùi tình trạng căng thẳng, bạn cần hít thở thật sâu, đều đặn và nhẹ nhàng. Khi đã cân bằng cảm xúc và ổn định tâm trạng, bạn sẽ trở nên điềm tĩnh, chín chắn và tránh được nhiều mâu thuẫn không đáng có với những người xung quanh.
Muốn đẩy lùi tình trạng căng thẳng, bạn cần hít thở thật sâu, đều đặn và nhẹ nhàng.
Các chuyên gia khuyến cáo, độc giả nên tập trung hít thở sâu để lồng ngực tràn đầy dưỡng khí, sau đó từ từ thở ra và tĩnh tâm thư giãn, lặp lại nhiều đợt, 10 lần/đợt nhằm kiểm soát những cơn đau đầu do căng thẳng, mệt mỏi.
9. Tâm sự với những người thân thương
Thỉnh thoảng, khi những căng thẳng trong công việc bất ngờ ập đến, bạn có thể gặp mặt, gọi điện, nhắn tin chia sẻ với gia đình, bạn bè.
Sau khi lắng nghe những vấn đề hiện tại của bạn, rất có thể những người thân thương sẽ đưa ra nhiều gợi ý đơn giản và hiệu quả mà bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm. Thậm chí, nếu quá bận rộn với công việc hiện tại, hãy nhờ người thân làm giúp việc nhà để bạn có thêm thời gian hoàn thành deadline.
Đôi khi, những người thân thương có thể đưa ra nhiều giải pháp đơn giản và hiệu quả mà bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm.
Hơn nữa, tình trạng áp lực, căng thẳng liên tục trong công việc luôn là một trong những nguyên nhân châm ngòi cho những cuộc tranh cãi trong gia đình. Do đó, độc giả cần chủ động chia sẻ trước khi hiểu lầm trở nên tồi tệ. Nếu thấu hiểu được vướng mắc tâm lý mà bạn đang trải qua, những người thân thương nhất định sẽ tìm cách giúp bạn lấy lại cuộc sống cân bằng.
10. Học cách tập trung
Tình trạng stress trong công việc khiến bệnh nhân mắc kẹt trong mớ cảm xúc tiêu cực, hỗn độn và rối ren. Thay vì quá tập trung vào một vấn đề nan giải, người đọc cần chuyển hướng chú ý và kiểm soát bộ não bằng nhiều suy nghĩ tích cực, lạc quan.
Trong trường hợp này, hãy thử tham khảo ý kiến của những người xung quanh. Điều đó không chỉ khiến bạn sao lãng khỏi những ý nghĩ căng thẳng mà còn giúp bạn tạm thời lùi lại một bước để nhìn nhận vấn đề thấu đáo hơn.
11. Duy trì tâm trạng tích cực, lạc quan
Hãy dán các tấm ảnh kỷ niệm về các chuyến đi đầy hứng khởi trên đầu giường, kẹp trong ví hoặc đặt ở góc làm việc. Việc lưu giữ và thường xuyên ngắm nhìn những khoảnh khắc tươi đẹp, vui vẻ trong cuộc sống có thể khiến bạn luôn hăng hái, yêu đời và dạt dào nhiệt huyết.
VII. Tổng kết
Căng thẳng, áp lực trong công việc vốn là “chuyện không của riêng ai.” Để phòng tránh tình trạng này, chúng ta cần cố gắng chủ động sắp xếp công việc, bình tĩnh giải quyết khó khăn và tạm thời nghỉ ngơi khi những cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi, bất an lần lượt tìm đến. Với 10 cách giải tỏa stress trong công việc đơn giản trên, chúng tôi hy vọng bạn luôn mạnh mẽ, kiên định và bình tâm tiến về phía trước.
- Chiến lược Marketing Lamborghini – Gã ong chúa của rừng mật động cơ
- Chiến lược Marketing Prada – Nơi thời trang truyền tải nghệ thuật
- Chiến lược Marketing Apple – 7 yếu tố gây dựng nên thành công
- JEEP – chiến lược Marketing qua thông điệp “Go Anywhere, Do Anything”
- Chiến lược Marketing của Mitsubishi trong thị trường xe điện