Top những người chia sẻ kiến thức Marketing hàng đầu thế giới mà bạn nên follow

Người chia sẻ kiến thức Marketing – là những người thầy mà bạn nên học hỏi trên con đường phát triển marketing của mình. Trong bài viết này mình sẽ gợi ý cho các bạn 1 vài người thầy chia sẻ marketing hay nhất.

Người chia sẻ kiến thức Marketing

Top những người chia sẻ kiến thức Marketing hàng đầu thế giới

Seth Godin – Bậc thầy marketing : Đừng tiếp thị khi khách hàng chưa cho phép

Seth Godin sinh ngày mùng 10 tháng 7 năm 1960, là tác giả sở hữu những đầu sách kinh doanh bán chạy và là một diễn giả nổi tiếng từ cuối thập niên 1990 đến nay. Ông được biết đến với những suy nghĩ mới lạ, thẳng thắn về các phương thức tiếp thị hiện đại trên mạng xã hội và các kênh truyền thông.

Đặc biệt, Seth Godin được mệnh danh là bậc thầy Internet marketing bởi những tư tưởng độc đáo của mình nhằm giúp các nhà tiếp thị có thể học hỏi được những cách thức để tiếp thị đúng cách trong môi trường phức tạp này.

Ông tốt nghiệp trường Đại học Tufts năm 1982 với bằng khoa học máy tính triết học, và lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration – MBA) về marketing tại trường Stanford Business School. Từ năm 1983 đến 1986, ông làm vị trí giám đốc nhãn hiệu tại công ty Spinnaker Software.

Vào năm 1995, Godin thành lập công ty chuyên về online marketing đầu tiên, Yoyodyne. Sau đó, ông bán công ty này cho Yahoo! vào năm 1998. Ngay sau đó, ông trở thành Phó chủ tịch bộ phận tiếp thị của Yahoo!

Người chia sẻ kiến thức Marketing

Ông cũng từng là cây bút chính cho tạp chí Fast Company. Cuối năm 2005, Godin lập ra trang web mang tên “Squidoo” để có thể đăng tải những bài viết thể hiện rõ ràng quan điểm cá nhân của mình về ngành công nghiệp quảng cáo tiếp thị.

Những tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm ‘Purple Cow’ (Con bò tím), ‘Meatball Sundae’ (Kem siro thịt viên), ‘All Marketers are Liar’ (Tất cả các nhà tiếp thị đều lừa đảo) và ‘The Big Moo’ (Tiếng bò rống).

Trong sự nghiệp của mình, Seth Godin đã thẳng thắn đưa ra những tư tưởng đi ngược lại với suy nghĩ của nhiều chuyên gia trong ngành, thể hiện quan điểm về một phương thức marketing mới trên mạng xã hội, nơi mà các doanh nghiệp hay thương hiệu cần phải tôn trọng khách hàng, những người sử dụng chứ không thể chăm chăm quảng bá tên tuổi của mình một cách vô tội vạ.

Tư tưởng của Seth Godin gồm có 3 yếu tố chính:

Thứ nhất, sự kết thúc của “mạng lưới công nghiệp truyền hình” có nghĩa là các nhà tiếp thị không còn quyền lực trong việc đòi hỏi sự quan tâm của bất kỳ khách hàng nào họ chọn hay bất kì thời gian nào họ muốn.

Thứ hai, trong một thị trường mà người tiêu dùng ngày càng có quyền lực thì các nhà tiếp thị cũng phải thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn; nghĩa là không spam, không lừa đảo và luôn coi trọng chữ tín.

Cuối cùng, Godin khẳng định rằng cách duy nhất để truyền bá một ý tưởng hoặc để thu hút sự chú ý là phải trở nên thật nổi bật. Ông ví những người truyền bá ý tưởng như “những kẻ hắt hơi”, còn ý tưởng được truyền bá là “Vi rút ý tưởng.”

Gary Vaynerchuk: Muốn thành công, đừng chơi với những người thất bại

Gary Vaynerchuk sinh ngày 14/11/1975 tại Babruysk, Belarus, Liên Xô cũ. Vào năm 1978, Gary Vaynerchuk cùng với gia đình đã nhập cư đến Hoa Kỳ vào năm 1978. Do không có đủ điều kiện, họ đã phải đối mặt với vô số khó khăn trong những ngày đầu sinh sống ở Mỹ.Gary Vaynerchuk cùng với 8 thành viên khác trong gia đình sống trong một căn hộ nhỏ chật hẹp ở Queens, New York. 

Vào thời điểm đó, gia đình ông nghèo đến mức không đủ tiền mua ghế ngồi cho em gái của Gary Vaynerchuk, vì vậy, cha mẹ ông đã sử dụng một chiếc ghế ô tô được tìm thấy trong thùng rác làm ghế ngồi cho em bé. Cả cha mẹ ông là Sasha Vaynerchuk và Tamara Vaynerchuk đều làm việc rất chăm chỉ, và luôn mang trong mình giấc mơ Mỹ (American dream).

Để kiếm sống qua ngày, Sasha Vaynerchuk đã làm việc nhiều giờ liền với vai trò là một người sắp xếp hàng hóa trong một cửa hàng rượu ở Clark, New Jersey. Ông thường đi làm hàng ngày từ Queens đến cửa hàng rượu ở New Jersey. Cuối cùng, Sasha Vaynerchuk đã được thăng chức lên vị trí trợ lý giám đốc và sau đó là quản lý cửa hàng rượu. 

Vài năm sau, Sasha Vaynerchuk chuyển gia đình đến Edison, New Jersey và bắt đầu kinh doanh một cửa hàng rượu. Giống như phần lớn những người nhập cư, gia đình của Gary Vaynerchuk đã làm một điều khôn ngoan – họ đã tiết kiệm được một số tiền lớn, kiếm được trong nhiều năm dài, và điều này giúp họ có thể bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.

Ở trường, Gary Vaynerchuk khét tiếng là một học sinh quậy phá và liên tục bị điểm kém. May mắn thay, ông và mẹ ông nhanh chóng nhận ra rằng học hành không phải là sở thích của cậu, mà là kinh doanh và cuộc sống nhộn nhịp hối hả.

Từ khi còn nhỏ, Gary Vaynerchuk đã sở hữu những đặc điểm của một doanh nhân thành đạt, như khả năng quan sát hành vi con người, và trực giác nhạy bén về các yếu tố thúc đẩy cá nhân mua hoặc bán.

Giống như nhiều doanh nhân thành đạt khác, Gary đã nỗ lực kinh doanh từ rất sớm.

Gary Vaynerchuk bắt đầu hành trình kinh doanh của mình ở Edison, New Jersey bằng cách nhổ những bông hoa trong vườn của người hàng xóm và sau đó bán lại để kiếm lời. Khi lên 6 tuổi, ông thành lập một quầy bán nước chanh ở New Jersey và mời bạn bè làm việc cho ông tại quầy.

Khi còn trẻ, Gary Vaynerchuk nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và vì vậy, ông đặt tên cho tất cả 8 quầy bán nước chanh của mình là quầy bán nước chanh của Gary. Sau đó, ông thường đi bằng xe ba bánh quanh thị trấn để thu lợi nhuận.

Quãng thời gian học trung học, Gary Vaynerchuk bắt đầu bán thẻ bóng chày, đồ chơi và kẹo mút trong những ngày cuối tuần. Vào thời điểm đó, thẻ bóng chày rất phổ biến ở Mỹ, ông cũng đã chớp thời cơ, và tổ chức các buổi trưng bày thẻ bóng chày ở các trung tâm thương mại của New Jersey.

Điều này đã cho Gary Vaynerchuk một cơ hội để hiểu rõ hơn về mô hình cung và cầu, giúp ông kiếm được khoảng một đến hai nghìn đô la mỗi cuối tuần. Chẳng bao lâu, ông trở thành một thiếu niên giàu có và là một nhân viên bán hàng rất hiệu quả với khả năng thuyết phục thành công mọi người mua thẻ bóng chày của ông. 

Gary

35 tuổi trở thành triệu phú 

Cuộc đời của Gary Vaynerchuk đã thay đổi khi cha ông đã tác động đến cậu, giúp ông chuyển mình từ một nhân viên bán hàng giỏi thành một doanh nhân thực sự mạnh mẽ.

Sasha Vaynerchuk đã sử dụng số tiền tiết kiệm của ông để mua một cửa hàng rượu ở Springfield, New Jersey và đặt tên cho nó là Shoppers Discount Liquors (Rượu giảm giá cho người mua).

Tại trường đại học, Gary Vaynerchuk cũng đã thúc đẩy việc kinh doanh rượu của gia đình bằng cách rao bán chúng trên các mạng xã hội. Điều này đã giúp gia đình ông tăng doanh thu vượt bậc từ 3 triệu USD lên tới 60 triệu USD sau 5 năm.

Đặc biệt, cũng trong khoảng thời gian này, việc tự nghiên cứu và tìm hiểu về cách pha chế rượu đã giúp Gary Vaynerchuk trở thành một chuyên gia rượu nổi tiếng và thường xuyên xuất hiện trong những chương trình tên tuổi để giảng dạy về rượu vang.

Năm 1998, ông tốt nghiệp cử nhân tại trường Cao đẳng Mount Ida và bắt đầu mở rộng cửa hàng rượu ngoại tuyến của cha mình thành một công ty kinh doanh rượu trực tuyến và cùng năm đó, anh tiếp quản các hoạt động hàng ngày. Sau đó, Gary Vaynerchuk đã đặt lại nhãn hiệu Rượu giảm giá cho người mua thành Thư viện Rượu và bắt đầu bán rượu trực tuyến thông qua winelibrary.com.

Vào tháng 4/2009, Gary Vaynerchuk đồng sáng lập VaynerMedia, một công ty tiếp thị kỹ thuật số cùng với anh trai AJ Vaynerchuk. VaynerMedia là một đại lý kỹ thuật số đầy đủ dịch vụ sáng tạo có mặt ở các địa điểm khác nhau như New York, Los Angeles, Chattanooga, London và Singapore và sử dụng sức mạnh của tiếp thị người ảnh hưởng, kể chuyện và xây dựng thương hiệu.

Nó thu hút nhiều doanh nghiệp buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp với nhau và mở rộng các dịch vụ truyền thông xã hội và chiến lược cho nhiều công ty nổi tiếng toàn cầu như Shell, Johnson’s, Unilever, Toyota , PepsiCo, General Electric, Hulu, v.v.

Những thương hiệu này sử dụng kiến ​​thức bản năng của ông ấy về mạng xã hội để mở rộng sự hiện diện trên mạng xã hội và tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Gary Vaynerchuk đã trở thành triệu phú tự lập ở tuổi 35 bất chấp sự khởi đầu thua kém với các bạn đồng trang lứa tại trường học. Chia sẻ về bí quyết để có được thành công như hiện tại, triệu phú Gary Vaynerchuk cho biết, sự tự tin chính là yếu tố then chốt giúp con người có đủ nghị lực và ý chí để chinh phục giấc mơ của bản thân.

“Tôi tin rằng sự tự tin trong mỗi người chính là vũ khí bí mật giúp chúng ta có được sự thành công. Tin tưởng vào bản thân và ít quan tâm đến việc người khác nghĩ gì sẽ giúp bạn sớm có được một cuộc sống tốt đẹp hơn”, triệu phú Gary Vaynerchuk chia sẻ.

Đặc biệt, Gary Vaynerchuk là doanh nhân nổi tiếng, từng 4 lần được đánh giá là tác giả có ấn phẩm bán chạy nhất do tờ New York Times bầu chọn. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề làm thế nào để thành công, ông đã chia sẻ một bí quyết khác người: “Hãy từ bỏ những người bạn hay gặp thất bại”.

Trong một đoạn video mà Gary đã chia sẻ có tên là: “Drop one losing friend” (tránh xa những người bạn thất bại) ông cho rằng: “Tôi đánh giá đây là chủ đề nổi bật nhất trong số những chủ đề mà tôi từng chia sẻ. Nhưng tôi khá là ngại khi chia sẻ những điều này. Bởi khi đó, bạn biết đấy, mọi người sẽ nghĩ về tôi rằng: “Gã này tồi thật!””.

Dưới đây là những minh chứng CEO của công ty trị giá hàng tỉ đô la VaynerMedia đã đưa ra để làm sáng tỏ luận điểm của mình:“Giả sử nếu bạn từ bỏ hoặc ít ra bạn bắt đầu dành ít thời gian hơn cho người bạn sa ngã của mình, thay vào đó bạn nhận thêm một người có thái độ làm việc tích cực vào văn phòng làm việc của bạn thì kết quả sẽ khiến bạn khá bất ngờ đấy.

Thay vì dành 80 ngày để đi chơi cùng người bạn có thái độ tiêu cực đó và chỉ dành một ngày cho nhân viên mới năng động kia, hãy dành 4 ngày với gã bạn sa lầy và dành tới 12 ngày cho anh chàng lính mới. Chính tôi là người đã theo dõi những thay đổi trong doanh nghiệp của mình, và nó thực sự mang lại hiệu quả rất tốt.” 

Neil Patel

Tỷ phú Neil Patel (34 tuổi, người Mỹ gốc Ấn) khẳng định sẽ không thể thành công nếu không được bố mẹ đầu tư cho học tập, dạy tư duy phản biện…

Neil Patel là chuyên gia marketing, đồng sáng lập các công ty phân tích số liệu khách hàng Crazy Egg, HP và Viacom. Anh chia sẻ trên tạp chí Entrepreneur cách nuôi dạy con của cha mẹ mình.

Khi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi, Kiran và Pratima, thường đặt ra nhiều kỳ vọng và hy vọng tôi sẽ đạt được. Tôi biết những kỳ vọng của họ đều tốt nhưng thú thực khi ấy tôi ghét phải thực hiện. Sau này, khi trưởng thành, tôi nhận ra những bài học của cha mẹ là điều tuyệt vời nhất mà tôi có. Tôi biết nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng tôi không thể thành công như hôm nay nếu không có họ và đây là lý do tại sao.

Học tập mọi lúc

Hầu hết trẻ em đi học chín tháng trong năm nhưng đó không phải là tôi. Bố mẹ tôi cho rằng thật lãng phí thời gian dành cho nghỉ hè hay các ngày lễ vì nó cướp đi thời gian học tập quý báu. Vì vậy, vào mỗi dịp nghỉ hè, mẹ sẽ yêu cầu hai anh em tôi làm thêm bài tập và chuẩn bị kiến thức cho năm học sau. Theo thời gian, tôi đã thu nạp lượng kiến thức nhiều hơn các bạn đồng trang lứa.

Cải thiện bản thân

neil

Tôi lớn lên với suy nghĩ điểm A- là chưa đủ tốt. Theo quan điểm của cha mẹ tôi, điểm trừ nghĩa là tôi đã bỏ lỡ hoặc chưa hoàn thiện phần nào đó. Vì vậy, thay vì tập trung vào khoảng 92% hành động đúng, tôi sửa chữa vào những điều sai và cải thiện thiếu sót. Tất nhiên, cha mẹ không mắng mỏ hay tức giận nếu tôi nhận được điểm A-. Thay vào đó, họ dạy tôi rằng điểm số không tuyệt đối là kinh nghiệm để sửa đổi và không lặp lại sai lầm.

Tôi vẫn nhớ năm trung học, tôi đạt điểm C môn tiếng Tây Ban Nha. Bố mẹ tôi vô cùng thất vọng với điểm số này dù khi ấy tôi đã tự kiếm được 20.000 USD mỗi tháng. Bố tôi nói rằng điều quan tâm không phải số tiền tôi kiếm được mà tôi đang mải mê trong chiến thắng và quên mất phải hoàn thiện bản thân.

Điểm C môn tiếng Tây Ban Nha chỉ ra rằng tôi đang yếu ở môn học quan trọng, vì thế phải thay đổi và phải nỗ lực hơn nữa để cải thiện điểm số cũng như kiến thức. Bằng cách biết những gì cần cải thiện và làm thế nào để cải thiện nó, tôi có thể đạt được thành công lớn hơn đồng nghiệp trong kinh doanh hoặc trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Đầu tư cho học tập

Là chủ doanh nghiệp, tôi bỏ hàng núi tiền cho các chi phí kinh doanh điển hình như quản lý dữ liệu, lương nhân viên, hợp tác với các nhà thầu… Nhưng tôi cũng dành không ít tiền cho việc phát triển bản thân và trang bị ngày càng nhiều kiến thức ở đa lĩnh vực.

Tôi học được điều này từ cha mẹ tôi. Nhà chúng tôi vốn không giàu có. Tôi không được học trường tư, không được mặc quần áo đắt tiền hay đi ăn ngoài, nhưng cha mẹ tôi đầu tư rất nhiều tiền cho việc học của con cái. Với tôi và cha mẹ tôi, kiến thức là khoản đầu tư không bao giờ phí phạm.

Sức mạnh của sự kiên trì

Tôi nhớ mẹ tôi từng nói: “Nếu con muốn giỏi một thứ gì đó, hãy thực hiện nó lặp đi lặp lại nhiều lần”. Khi bắt đầu công việc kinh doanh của mình, tôi gặp nhiều khó khăn, thậm chí từng thất bại. Việc tốt nhất tôi có thể làm lúc đó là thử đi thử lại nhiều lần và cuối cùng tôi đã thành công.

Viết blog là ví dụ cho việc sự kiên trì được đền đáp. Tôi đã viết blog liên tục trong hơn mười năm. Khi mới bắt đầu, tôi cảm thấy rất mệt mỏi, chán chường nhưng bây giờ, tôi có thể kiếm hàng triệu USD từ việc viết blog. Và tất nhiên, tôi vẫn đang cải thiện kỹ năng viết blog từng ngày.

Tư duy phản biện

Nếu chỉ được phép sở hữu một kỹ năng duy nhất suốt cuộc đời, tôi sẽ chọn kỹ năng tư duy phản biện. Đó là món quà từ cha mẹ tôi và cũng là tài sản lớn nhất tôi có khi trở thành doanh nhân.

Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần gặp rắc rối, bố mẹ sẽ không bao giờ nhúng tay vào giúp mà tôi luôn phải tự giải quyết vấn đề. Bằng việc tự chịu trách nhiệm với bản thân, tôi đã học được cách hình thành tư duy phản biện. Một vấn đề có rất nhiều cách giải quyết, việc của tôi là suy tính đủ mọi khía cạnh của vấn đề, tìm ra điểm mạnh yếu của từng cách giải quyết và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Làm việc chăm chỉ

Cha mẹ tôi luôn là hình mẫu của sự chăm chỉ để anh em tôi noi theo. Mẹ tôi chắt chiu từng đồng và sẵn sàng làm nhiều việc cùng lúc để nâng cao thu nhập gia đình. Ngay từ nhỏ, tôi và em gái đã cùng nhau giúp đỡ cha mẹ việc nhà và không coi đó là nghĩa vụ mà là nhiệm vụ.

Sau này, khi tôi học đại học, cha mẹ không cho phép tôi đạt điểm thấp chỉ vì giờ tôi phải đi làm thêm. Cha tôi nói rằng cuộc sống của người trưởng thành là phải biết cân bằng các công việc. Muốn vậy, bạn phải chăm chỉ và tích cực hơn trong công việc cũng như học tập.

Nắm bắt điểm mạnh của mình

Tôi từng đọc được thống kê như sau: 26% cha mẹ Mỹ có con chơi thể thao hy vọng con sẽ trở thành vận động viên chuyên nghiệp. Với những hộ gia đình có thu nhập thấp, tỷ lệ này lên đến 39%.

Thật may vì cha mẹ không kỳ vọng tôi trở thành vận động viên chuyên nghiệp vì vốn dĩ, thể thao không phải là thế mạnh của tôi. Thay vào đó, họ muốn tôi nhận ra thế mạnh của mình và nắm bắt chúng. Hiểu rõ điểm mạnh, yếu của bản thân là con đường dẫn đến thành công.

Bài viết liên quan

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *