Xu Hướng Mua Sắm Ngẫu Hứng Của Thế Hệ Gen Z

Xu Hướng Mua Sắm Ngẫu Hứng – Lướt Shopee, Lazada hay Tiki là công việc hằng ngày của giới trẻ hiện nay. Những món đồ trên các sàn thương mại điện tử, web luôn bị thôi thúc bạn phải mua. Thế nhưng, khi có nó ở trên tay, thì bản thân lại hối hận khi mua những món đồ mà bản thân mình không cần đến.

Xu Hướng Mua Sắm Ngẫu Hứng

Xu Hướng Mua Sắm Ngẫu Hứng Của Thế Hệ Gen Z

Chính việc không có kế hoạch chi tiêu, bạn đã bị thôi thúc bởi tác động bên ngoài và bên trong. Vì thế, cái tên “Hành vi mua sắm ngẫu hứng” ra đời, để chỉ hành động mua hàng không kế hoạch.Trong một lần khảo sát thực tế về hành vi mua sắm ngẫu hứng, 44% số người tham gia cho biết họ cảm thấy hối hận sau khi mua đồ dựa cảm xúc không rõ ràng của bản thân.

Mua hàng bằng cảm xúc, có khiến bản thân bạn hối hận không? Tôi nghĩ bạn sẽ hối hận, bởi bạn đâu thực sự cần món đồ đó đâu, bạn mua khi cảm xúc của bạn không rõ ràng. Cũng chính vì mua hàng dựa trên cảm xúc, đã dẫn đến việc bạn ăn mì tôm cả tháng, hết lương nhanh, hàng về chất đống,……

Đối với thế hệ Gen Z, từ khóa thương mại điện tử đã trở nên phổ biến, và việc mua hàng trực tuyến không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Vậy điều gì khiến họ sẵn sàng bỏ tiền bạc để mua một món đồ không có giá trị?

Theo một số nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến do sản phẩm sẵn có, sự hấp dẫn thị giác, trang web dễ sử dụng, tính ngẫu hứng, đánh giá sự đúng đắn, cảm nhận tức thì, niềm tin thôi thúc mua hàng. Cũng chính các yếu tố trên, đã thôi thúc bạn mua hàng.

Ví dụ như Shopee, bằng việc thấu hiểu tâm lý mua sắm của người tiêu dùng. Ông lớn ngành tiêu dùng đã chạm mốc 12 triệu sản phẩm được bán ra trong 24 phút sau khi bắt đầu chiến dịch sale 12/12. Giá rẻ, hình ảnh bắt mắt, cảm xúc bất thường,…. Shopee khiến khách hàng thao túng tâm lý, khiến họ sẵn sàng bỏ tiền, thời gian để săn sale.

Có thể thấy xu hướng mua sắm ngẫu hứng ở Việt Nam chiếm rất cao. Chính vì việc săn sale quá đà, lên việc doanh số một số thương hiệu mì tôm tăng cũng là điều đương nhiên.

Nếu bạn thích ăn mì tôm xuyên lục địa thì đây không phải bài viết dành cho bạn, nhưng bạn đã ngán hình ảnh gói mì tôm thì sao bạn không thử 1 lần đọc để biết cách ngăn cản bản thân vào những ngày mua sắm cháy ví. Đúng không nào?

Trì hoãn việc mua sắm

Bạn sẽ làm gì với sản phẩm bạn thích mà không có tiền để mua nó? Có phải bạn sẽ gửi nó ở giỏ hàng đúng không. Vậy trước khi nhấc tay nghe máy anh Shippers, bạn đã từng nghĩ:” Sản phẩm đó có quan trọng với bạn không”, “ Có nên mua nó không? “ Nếu bạn tự trả lời được, thì bản thân sẽ xác định có nên mua không.

Có sự rõ ràng về chi tiêu và tiết kiệm

Một chiếc app ghi chú, hay 1 cuốn sổ nhỏ nhỏ, xinh xinh đó tưởng như sẽ không giúp được gì nhưng nó lại có công dụng giúp bạn tích kiệm được một khoản tiền siêu lớn. Việc của bạn là ghi lại các khoản đã chi tiêu trong ngày, trong tháng để biết mình đang chi tiêu phung phí cho những khoản nào và lên kế hoạch hợp lý để cắt giảm chi tiêu. Bằng cách ấy, số tiền tiết kiệm trong tài khoản của bạn sẽ tăng lên đáng kể, ví lại đầy.
gen z mua sam

Việc mua sắm ngẫu hứng

Thương mại điện tử phát triển, việc mua hàng trực tuyến không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. 200 triệu sản phẩm của Shopee được bán ra cho thấy hành vi mua sắm ngẫu hứng ở người Việt nói chung và thế hệ Gen Z nói riêng rất cao và nó đang tăng rất nhanh, điều đó được chứng minh bằng doanh số của Shopee.

Vậy làm sao để ngăn chặn việc mua hàng ngẫu hứng? Cách tốt nhất là dừng ngay việc lướt các sàn thương mại, xoá chúng đi. Hoặc xóa chức năng thanh toán thẻ để hạn chế việc thanh toán.

Có kế hoạch chi tiêu hợp lý

Tại sao bạn không thử tính toán chi tiêu, xây dựng kế hoạch chi tiêu cho bản thân, đặt ra nguyên tắc mua sắm,…. để hạn chế việc mua sắm thay vì ăn mì tôm cả tháng. Nếu muốn duy trì trong thời gian dài, bạn hãy buông thả bản thân vào 1 ngày nào đó. Lâu dần, nhìn lại số tiền bạn đã bỏ sự nỗ lực của bản thân để có được bạn sẽ cảm thấy vui vẻ mà không sợ cháy túi.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh

Nỗ lực ngăn cản bản thân không thành, thì bạn có thể lắng nghe lời khuyên tài chính, học hỏi từ người thân, Google để biết cách chi tiêu hợp lý. Hoặc bạn có thể tìm đến chuyên viên tư vấn tài chính để có lời khuyên chính xác nhất nhưng bạn cũng phải lưu ý về một số tác hại khi tìm đến chuyên tư vấn tài chính.

Làm việc khác trong lúc muốn mua đồ

Hành vi mua sắm ngẫu hứng tới đến từ cảm xúc bất thường của bản thân. Nếu như bạn stress, sẽ tìm đến shopping để giải tỏa cảm xúc của bạn. Thay vì tốn tiền với những món đồ đó, bạn hãy cách ly mạng Internet, đi chơi với bạn bè hoặc chọn cách đi ngủ,… là một vài cách có thể khiến cảm xúc của bạn tốt hơn, đặc biệt nó có thể giúp bạn tích kiệm được một khoản.

Kết luận

Trước khi bấm thanh toán, bạn hãy tự hỏi bản thân:” Mua chúng về để làm gì?, nó có thật sự có giá trị không?”. Vậy nên, việc tập trung vào những gì mình cảm thấy sẽ giúp bạn giải quyết các cảm xúc mơ hồ dẫn tới việc mua sắm ngẫu hứng. Cuối cùng thì bài post này cũng kết thúc, nó cũng kết thúc cho câu hỏi của bạn.

Vì vây, bản thân bạn không cần quá phung phí tiền bạc vào những món đồ không cần thiết, mà bạn hãy sẵn sàng tìm kiếm sự thoải mái, học hỏi nhiều hơn, xây dựng tư duy mới,…. thì tiền lại về đúng túi.

Bài viết liên quan

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *